12 thương hiệu Việt Nam đã hết “Việt”
12 thương hiệu Việt Nam đã hết Việt. Những cuộc thau tóm của những ông lớn trong thương trường. Những thương hiệu Việt nổi tiếng thế giới bị nước ngoài thâu tóm. Với nhiều thương vụ bán mình đi vào lịch sử, nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn bán thương hiệu đứa con tình thần của mình. Khi kinh doanh vẫn đang đà phát triển.
Dưới đây là 12 thương hiệu Việt Nam bán cho nước ngoài.
1. HIGHLAND COFFEE
Công ty Việt Thái Quốc tế của việt kiều David Thái từng gây xôn xao dư luận khi liên tiếp tiến hành những thương vụ mua bán “khủng”.
Đầu tiên là cú sốc mua đi, bán lại thương hiệu Phở 24. Rất nhanh sau đó, Việt Thái Quốc tế (VTI) lại bán gần một nửa giá trị cổ phần.
Trong thương vụ này. Người ta nhắc nhiều tới Highlands Coffee vì chuỗi cửa hàng cà phê này mang lại danh tiếng cho ông David Thái.
Jollibee, tập đoàn đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam. Và 60% bộ phận kinh doanh Hong Kong của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu.
Không chỉ có vậy, Jollibee đã đồng ý cho tập đoàn này vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. Khoản vay này đã được thanh toán trong năm 2016.
Theo lời đại diện của Jollibee, khoản tiền này sẽ được VTI dùng để đầu tư cho tương lai.
2. NGUYỄN KIM
Siêu thị điện máy từng là lớn nhất Việt Nam
Nguyễn Kim đã từng là lựa chọn số 1 về mua sắm điện máy của Việt Nam.
Chuỗi siêu thị thành lập năm 1996. Là chuổi siêu thị điện máy đầu tiên của thị trường, và trở thành chuỗi lớn nhất nước vào năm 2001 với 21 cửa hàng.
Tại TP.HCM, trong giai đoạn thịnh vượng của mình. Nguyễn Kim được 99% người đánh giá là chuỗi điện máy số 1 thị trường theo báo cáo của Nielsen.
Duy trì được vị thế gần 20 năm. Nhưng sau đó Nguyễn Kim bị đối thủ mới là Điện máy Xanh (của Thế Giới Di Động) chính thức vượt qua kể từ năm 2016.
Nguyễn Kim đạt doanh thu khoảng trên dưới 10.000, trong khi đối thủ mang về 14.000 tỷ đồng.
Từ đó Điện máy Xanh bứt tốc và trở thành chuỗi bán lẻ số 1, thay ngôi vị của Nguyễn Kim.
Kể từ giữa năm 2019, chuỗi điện máy lâu đời của TP.HCM chính thức về tay gia tộc tỷ phú giàu thứ hai Thái Lan.
Vào ngày 7/6/2019, một công ty trung gian có liên quan đến Central Retail Corporation (CRC).
Thành viên tập đoàn bán lẻ Central Group của Thái Lan. Đã mua lại toàn bộ 51% cổ phần còn lại của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT. Đơn vị sở hữu, vận hành chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.
Giá trị thương vụ này theo Central Retail là 2.600 tỷ đồng. Bao gồm 2.250 tỷ đồng tiền mặt và 350 tỷ đồng được hạch toán vào khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp.
3. KINH ĐÔ
Từ ngày 1/3/2016, Công ty CP Kinh Đô Bình Dương được đổi tên thành Công ty CP Mondelez Kinh Đô Việt Nam.
Kinh Đô chính thức trở thành cái “đuôi” sau Mondelez International, “đế chế” của gia tộc Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên buộc phải thay tên đổi họ.
Năm 2015, Mondelez International chính thức lộ diện và mua đứt 80% cổ phần của Công ty CP Kinh Đô Bình Dương với giá khoảng 370 triệu USD (gần 8.000 tỷ đồng).
Đồng thời, Công ty CP Kinh Đô đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Kido (Kido Corporation).
Chính trong giai đoạn mua bán này. Kinh Đô liên tiếp vướng phải nhiều vụ bê bối liên quan đến thực phẩm bẩn. Thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng và lảng tránh dư luận.
Trong năm 2015. Nhà máy sản xuất bánh trung thu của Kinh Đô bị phát hiện sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ hạn sử dụng, chứa giòi bọ, xác ruồi.
Bánh được sản xuất trong điều kiện không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Công nhân dùng tay trần nhào bột, trứng rơi lăn lóc trên sàn nhà được nhặt thẩy lên chuyền sản xuất tiếp. Bánh trong hạn sử dụng bị mốc xanh…
Kinh Đô: Đế chế của một gia tộc thành công!
Từ một cơ sở sản xuất bánh kẹo quy mô nhỏ, anh em nhà họ Trần: Trần Kim Thành (Chủ tịch Hội đồng Quản trị) và Trần Lệ Nguyên (Tổng giám đốc).
Vốn là người Việt gốc Hoa. Đã dìu dắt Công ty CP Kinh Đô trở thành một tập đoàn thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán. Với thế mạnh trong lĩnh vực bánh kẹo, chiếm hơn 28% thị phần, trong đó có nhiều sản phẩm dẫn đầu thị trường.
Năm 2013, Kinh Đô đã có 4 nhà máy, 5 công ty thực phẩm, 300 nhà phân phối. 200.000 điểm bán lẻ và hơn 7.000 lao động, sản phẩm xâm nhập thị trường hơn 30 quốc gia…
4. KEM ĐÁNH RĂNG PS
Thương hiệu kem đánh răng quốc dân một thời
Trong tâm trí các thế hệ người Việt Nam thập niên 70 – 90 thế kỷ XX. P/S là một niềm tự hào của hàng tiêu dùng Việt, là một dấu ấn khó có thể phai mờ.
Tuy nhiên, chỉ sau vài năm liên doanh, nhãn hiệu kem đánh răng thuần Việt này đã hoàn toàn rơi vào tay công ty 100% vốn nước ngoài.
Nhãn hiệu kem đánh răng P/S được Công ty Hóa phẩm P/S trực thuộc Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh phát triển từ năm 1975.
Lúc bấy giờ, hai hãng kem đánh răng nổi tiếng là Hynos và Kolperlon sáp nhập lại thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan.
Song vì sản phẩm không bán được nên doanh nghiệp quyết định đổi tên sản phẩm theo tên của kem đánh răng P/S được nhập khẩu về trước đó.
Cái tên kem đánh răng P/S bắt đầu được biết đến rộng rãi và nhanh chóng chiếm 60% thị trường vào những năm 1988-1993.
Thời điểm này Unilever không dùng phương thức “mua đứt, bán đoạn” mà đề nghị P/S liên doanh. Cùng hợp tác khai thác nhãn hiệu P/S.
Phương án đề nghị do Unilever đưa ra là: Hai bên thành lập một liên doanh để cùng tiếp tục khai thác nhãn hiệu P/S sau khi nhãn hiệu này được chuyển nhượng cho Unilever.
Phía Việt Nam sẽ được lợi từ nguồn thu có được thông qua việc bán nhãn hiệu P/S. Đồng thời nhãn hiệu P/S sẽ được quản lý. Khai thác một cách chuyên nghiệp hơn bởi tập đoàn hóa mỹ phẩm lừng danh thế giới – Unilever.
Sau khi liên doanh, theo thỏa thuận. Công ty Hóa phẩm P/S không sản xuất kem đánh răng P/S mà chỉ gia công vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm cho liên doanh này.
Ps bán cho Unilever – Hà Lan
Tuy nhiên, Công ty Hóa phẩm P/S ngày càng đuối sức trong liên doanh kể từ khi liên doanh thay đổi công nghệ phát triển.
Nếu trước đây, vỏ kem đánh răng của P/S là nguyên liệu nhôm thì khi ấy. Unilever “đòi” Công ty P/S phải chuyển từ ống nhôm sang ống phức hợp nhưng lúc này P/S chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đến năm 2003, Unilever đã trả 6,5 triệu USD để P/S đầu tư nhà máy sản xuất vỏ nhựa theo đúng yêu cầu của Unilever.
Khi nhà máy vận hành, sản phẩm lại không được Unilever chấp nhận do không đáp ứng tiêu chuẩn.
Unilever chi thêm 3,5 triệu USD để P/S trả lương công nhân.
Đồng thời, Unilever trả 5 triệu USD để mua đứt thương hiệu kem đánh răng P/S.
Đến đây, Công ty P/S đã không còn liên quan đến sản phẩm kem đánh răng mang tên mình. Số cổ phần còn lại của P/S đã rơi vào tay Unilever.
5. SABECO
Thương hiệu bia Sài Gòn
Sabeco là doanh nghiệp sản xuất bia lâu đời với hơn 140 năm kinh nghiệm. Sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng của Việt Nam như bia Sài Gòn và bia 333.
Ngoài ra, Sabeco chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường bia Việt và là một trong những công ty bia đầu ngành ở ASEAN.
ThaiBev cũng đánh giá Việt nam là thị trường tiềm năng cho ngành bia, lớn thứ ba trong ASEAN. Chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Như vậy, so với mức giá 320.000 đồng/cp. Tương ứng tổng số tiền bỏ ra là gần 5 tỷ USD chi để thâu tóm 53,59% cổ phần Sabeco. Khoản đầu tư của Thaibev đến nay đã “bay hơi” hơn nửa giá trị.
Được biết, mức giá kỷ lục Thaibev chi mua Sabeco vào cuối năm 2017. Được tính toán dựa trên thu nhập lịch sử, vị thế tài chính, kinh nghiệm quản lý, sự tăng trưởng trong tương lai và tiềm năng của thị trường.
6. PRUDENTIAL VIET NAM
“Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Tập đoàn Tài chính Shinhan mở văn phòng đại diện đầu tiên ở Việt Nam tại TP. HCM năm 1993. Một năm sau khi hai Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đầu năm 2018. Tập đoàn Tài chính Shinhan (Hàn Quốc) đã thông qua công ty con là Shinhan Card Co., Ltd.
Mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Prudential Việt Nam.
Thương vụ ước tính 151 triệu USD, tương đương 3.420 tỷ đồng. Gấp 5,56 lần mức vốn điều lệ 615 tỷ đồng.
Tài chính tiêu dùng không phải là lĩnh vực cốt lõi của Prudential tại Việt Nam.
“Việt Nam vẫn là một thị trường quan trọng và có sức hút với Prudential. Nơi chúng tôi có hoạt động bảo hiểm nhân thọ và quản lý tài sản tăng trưởng nhanh với chất lượng cao”.
Tổng giám đốc Prudential châu Á, ông Nic Nicandrou cho biết trong một thông báo qua website của tập đoàn.
Thương vụ này đánh dấu sự rút lui của Prudential khỏi lĩnh vực tài chính tiêu dùng Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động nhằm tập trung vào hoạt động cốt lõi.
Nhưng với Shinhan là sự thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ này.
7. XMEN
Thương hiệu dầu gội nam bán cho Marico – Ấn Độ
Năm 2011, một trong hai thương vụ khủng mà người Ấn đã mua lại doanh nghiệp Việt Nam.
Chính là vụ Marico bỏ ra 60 triệu USD mua lại 85% cổ phần của Công ty CP Sản xuất hàng gia dụng quốc tế (ICP).
Hãng sở hữu thương hiệu dầu gội nam giới X-Men.
Dù đã bán cổ phần chi phối cho Marico. Ông Phan Quốc Công vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc và giữ 15% cổ phần còn lại.
Kết quả kinh doanh của ICP sau khi về với Marico được cải thiện đáng kể, doanh thu thuần năm 2011 đạt 550 tỷ đồng – tăng 45% so với năm 2010.
Lợi nhuận cũng tăng gần 4 lần từ 12,3 tỷ lên 47,7 tỷ đồng.
Đến ngày 15/5/2015, ông Phan Quốc Công đã chính thức rút lui hoàn toàn khỏi ICP. Sau 15 năm gây dựng với việc từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc.
8. DIANA
Ra đời từ năm 1997, Diana là thương hiệu băng vệ sinh Việt của Công ty Cổ phần Diana. Do anh em ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú thành lập với tổng số tiền đầu tư ban đầu là 600.000 USD.
Đến năm 2011, từ số tiền 600.000 USD, giá trị Diana vọt lên khoảng 200 triệu USD khi được chào bán.
Được biết đến với câu khẩu hiệu “Là con gái thật tuyệt”.
Thương hiệu Diana đã cạnh tranh không ngừng nghỉ với đối thủ sừng sỏ trong thị trường sản phẩm băng vệ sinh là Kotex (thuộc Công ty Kimberly-Clark, từ Mỹ).
Vào thời điểm đó, Dianna hầu như không ngần ngại đầu tư vào trang thiết bị và công nghệ để đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh lành mạnh với Kotex ở mọi phân khúc trên thị trường.
Vào thời điểm năm 2011, đây là một trong những thương vụ M&A có giá trị lớn nhất đối với một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.
Mức giá gần 4.000 tỷ đồng cho một doanh nghiệp có doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ 40 tỷ vào năm 2010 khiến khá nhiều người ngạc nhiên.
Tuy nhiên, ngay trong năm 2011. Diana có có sự tăng trưởng mạnh: đạt 1.700 tỷ doanh thu và và 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy tại thời điểm hoàn tất giao, Unicharm đã định giá Diana ở mức 40 lần lợi nhuận của công ty (P/E 40 lần).
Diana tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong các năm sau đó. Chỉ sau 3 năm kể từ khi “đổi chủ”, tình hình tài chính của Diana đã thay đổi rõ rệt.
Kết thúc năm 2014, công ty đạt 3.900 tỷ doanh thu và hơn 800 tỷ lợi nhuận sau thuế.
9. BIBICA
Bibica bán lại cho LOTTE
Năm 2008 Tập đoàn Lotte (liên doanh Nhật Bản và Hàn Quốc). Vừa thực hiện xong các thỏa thuận trên sàn để mua thêm 5,5% cổ phần của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa – Bibica (BBC).
Cộng với hơn 4,6 triệu cổ phiếu (tương đương 30,15%). Lotte đang trở thành cổ đông lớn nhất của Bibica, với tỷ lệ sở hữu lên đến 35,65%.
Đầu tháng 9/2017, Công ty cổ phần Thực phẩm PAN – PAN Food. Cho biết đã gom thêm gần 1 triệu cổ phiếu Bibica và nâng sở hữu lên xấp xỉ 51%.
PAN là công ty riêng của ông Nguyễn Duy Hưng – người cũng giữ chức chủ tịch tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
10.TRIBECO
Năm 1992, Công ty TNHH Tribeco (tiền thân của Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn – Tribeco sau này). Được thành lập với vốn điều lệ 8,5 tỷ đồng, do Nhà nước nắm giữ 51%.
Cuối năm 1999, công ty trở thành doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn khi cổ đông Nhà nước chuyển nhượng 51% vốn ra bên ngoài.
Sau khi hợp tác với Kinh Đô, với tham vọng đưa Tribeco lên tầm cao mới.
Hai bên đã góp vốn đầu tư xây dựng nhà máy Tribeco Bình Dương (2006) và Tribeco miền Bắc (2007). Trong đó Tribeco đều góp 80% vốn cho cả hai dự án, phần còn lại là của KDC.
Tuy nhiên, theo đánh giá thì do chiến lược sai lầm. Hai nhà máy này không những không phát huy hiệu quả mà đẩy Tribeco vào cảnh nợ nần và trượt dài.
Và khi Tribeco Bình Dương thua lỗ nặng vào cuối năm 2008. Tribeco Sài Gòn sau đó đã dần dần bán hết phần vốn còn lại trong Tribeco Bình Dương cho chính Uni-President Việt Nam.
Ngoài ra, sau khi Tribeco Bình Dương đi vào hoạt động. Tribeco Sài Gòn đã quyết định đóng cửa hai nhà máy cũ tại TP.HCM.
Như vậy, với việc giảm tỉ lệ nắm giữ và sau đó là bán hết vốn trong Tribeco Bình Dương. Tribeco Sài Gòn chỉ giữ vai trò là nhà bán hàng.
Hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng do Tribeco Bình Dương cung cấp, mà thực chất là của Uni-President Việt Nam.
Một công ty đang ăn nên làm ra như Tribeco lẽ ra khi kết hợp với 2 đối tác lớn thì phải mạnh lên, thế nhưng. Thực tế lại thua lỗ liên tục và dẫn đến giải thể.
Những công ty liên kết dần thuộc về tập đoàn nước ngoài từng là đối tác của mình, đây là điều thật khó hiểu.
Từ đó, dư luận trong giới đầu tư cho rằng Uni-President đã có chủ đích thâu tóm và phải chăng chính một số cổ đông lớn đã tiếp tay?.
Tribico bán lại cho UNI-PRESIDENT(Đài Loan)
Trong đại hội cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 6/2012 của Tribeco. Toàn bộ người của Kinh Đô đã đồng loạt từ nhiệm, nhường chỗ cho người của Uni-President.
Thành viên HĐQT người Việt Nam sau đó cũng đã từ nhiệm. Kinh Đô thoái vốn hoàn toàn khỏi Tribeco. Như vậy, Tập đoàn Đài Loan nay đang kiểm soát toàn bộ thương hiệu nước giải khát Việt Nam.
Uni-President Việt Nam nắm quyền chi phối và sở hữu 100% Tribeco Bình Dương, giờ ung dung hưởng lợi.
Với việc đẩy Tribeco rơi vào cảnh buộc phải giải thể, nhà đầu tư nước ngoài này được độc chiếm thương hiệu Tribeco gắn với “đuôi” Bình Dương.
Chưa kể còn được hưởng một thị phần đáng kể của sản phẩm này mà không phải tốn một đồng để xây dựng thương hiệu.
Sau khi khai tử thương hiệu Tribeco Sài Gòn. Tập đoàn Uni-President đã lên kế hoạch giải quyết cho những CBNV ở Sài Gòn có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Bình Dương.
Cán bộ nhân viên của Tribeco Sài Gòn đã không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối cho một thương hiệu của Việt Nam. Đã được dày công xây dựng trong hơn 20 năm qua, đến nay hoàn toàn nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi mà họ băn khoăn chính là, khi đã nằm trong tay nước ngoài. Số phận thương hiệu Tribeco sẽ như thế nào?. Liệu có theo chân của một loạt các thương hiệu mạnh Việt Nam trước kia đã bị khai tử?
11.VISO
Viso bán lại cho UNILEVER
Được thành lập cùng thời điểm, cùng mang thương hiệu con Thiên Nga, có thể coi Vinabico và Viso là hai doanh nghiệp “anh em”.
Nếu Vinabico là thương hiệu có uy tín về bánh kẹo thì Viso là thương hiệu có tiếng về bột giặt.
Tuy nhiên, trong cơn lốc thâu tóm của các nhãn hiệu nước ngoài. Viso đã không thể tồn tại được, buộc phải bán mình cho Unilever.
Tập đoàn đa quốc gia còn tìm đủ mọi cách để có thể biến những liên doanh như vậy thành công ty 100% có vốn nước ngoài.
Cuối cùng, cũng giống như Dạ Lan và P/S. Các thương hiệu bột giặt kể trên trở thành thương hiệu ngoại nhưng công cuộc thâu tóm này của Unilever diễn ra trong thầm lặng.
Tương tự “kịch bản” đã diễn ra với Haso. Viso từ doanh nghiệp thuần Việt trở thành liên doanh và không còn là bột giặt thương hiệu Việt nữa.
12.BIA HUDA
HuDa bán lại cho CARLSBERG
Vào tháng 12/2011. Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định chuyển nhượng lại 50% phần vốn góp trong Công ty TNHH Bia Huế cho đối tác Carlsberg International A/S, thu về 1.875 tỷ đồng.
Đây được xem là thương vụ thành công nhất của tỉnh trong năm 2011.
Trước khi chuyển nhượng, Bia Huế vốn là công ty TNHH 2 thành viên. Phía Việt Nam, đại diện là Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía nước ngoài là tập đoàn Carlsberg International A/S. Mỗi bên góp 9,854 triệu USD, chiếm 50% vốn đều lệ công ty liên doanh. Thời hạn hoạt động là 30 năm, kể từ ngày 6/4/1994.
Kể từ khi mua lại nhà máy bia Huế vào năm 2011. Carlsberg đã đầu tư mạnh tay để phát triển thương hiệu Huda.
Giúp thương hiệu này từng bước lớn mạnh và tăng thị phần tại khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế), từ 46% lên 54%.
Trên đây là 12 thương hiệu Việt Nam bán cho nước ngoài. Những thương vụ M&A đình đám nhất thời từ trước tới giờ trong giới kinh doanh.
Theo vznew.com