2 loại cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam
Không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, Arabica và Robusta là các loại cà phê nổi tiếng, được ưa chuộng nhất.
Cà phê được người Pháp đưa vào thị trường Việt Nam từ những năm 1875 và trồng thử nghiệm tại nhiều đồn điền trên khắp cả nước
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, cà phê là một loại thức uống rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Không những vậy, nước ta còn là nơi có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, đứng thứ 2 sau Brazil. Theo các nghiên cứu và tìm hiểu về cà phê, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng đều trong nhiều năm trở lại đây, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Bên cạnh các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, cà phê còn được trồng nhiều tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Tuy nhiên, do điều kiện về độ cao, nhiệt độ, ánh sáng,… phù hợp nên cà phê được trồng tại các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai vẫn cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất. Đây là những nơi có đất đỏ bazan trù phú, mưa nhiều, khí hậu mát mẻ quanh năm nên đất tơi xốp, giữ nước tốt, rất thích hợp để cây cà phê phát triển.
Hiện nay, tuy phải đối mặt với nhiều thách thức do tình hình cạnh tranh khốc liệt cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng Việt Nam vẫn đang hướng đến 2 mục tiêu chính, đó là:
- Duy trì vị thế đứng thứ 2 trên toàn thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê.
- Không ngừng tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt cà phê được sản xuất tại Việt Nam trên thị trường thế giới.
Cà phê Arabica
Arabica là một trong các loại cafe ở Việt Nam được trồng tại vùng núi cao (độ cao trung bình từ 1000 – 1490m). Do đặc điểm thân thấp, lá nhỏ nên Arabica còn được gọi là cà phê chè. Để thu được hạt từ cây cà phê Arabica phải mất ít nhất 3 – 4 năm gieo trồng và chăm sóc.
Tìm hiểu về cà phê Arabica, bạn sẽ biết đây là loại được trồng đầu tiên tại nước ta, có nguồn gốc từ Tây Nam Ethiopia. Đặc trưng của loại cà phê này chính là chứa từ 1 – 2% hàm lượng cafein và hương thơm cực kỳ quyến rũ.
Thưởng thức cà phê Arabica, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tinh tế của vị đắng nhẹ, hoa quả, mật ong, siro, bánh mì nướng,… tạo nên một hương thơm nồng nàn, khiến bạn nhớ mãi không quên. Chính vì thế, với những người “sành uống”, Arabica luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Theo thống kê, Arabica chiếm đến 63% sản phẩm cà phê trên toàn thế giới.
Cà phê Robusta
Theo các nghiên cứu và tìm hiểu về cà phê Robusta, loại cà phê này được tìm thấy lần đầu tiên vào những năm 1800 tại Bỉ. Sau đó, đến những năm 1900, cà phê Robusta mới được đưa về Đông Nam Á và có mặt tại Việt Nam.
Robusta còn gọi là cà phê vối, là một trong các loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam được trồng nhiều thứ 2 trên thế giới, sau Arabica. Tuy nhiên, so với Arabica, Robusta được trồng nhiều hơn tại Việt Nam (90% sản lượng cà phê là Robusta) vì ít sâu bệnh và phù hợp với điều kiện khí hậu khu vực Tây Nguyên.
Khác với Arabica, Robusta có vị đắng nồng nàn pha lẫn chua nhẹ. Đồng thời, lượng cafein trong Robusta cũng cao hơn, từ 2 – 4%.
Như vậy, khi tìm hiểu về cà phê Robusta và Arabica, bạn sẽ thấy chúng có những đặc trưng riêng về hương vị, khó mà so sánh được loại nào ngon hơn, nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người.
Hiện nay, để tạo nên hương vị tuyệt hảo và dung hòa được vị đắng của các loại hạt cafe này, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã pha trộn chúng lại với nhau theo tỷ lệ riêng. Điển hình có thể kể đến một số thương hiệu như: Domingo Coffee, Trung Nguyên, Vinacafé,…
Ngoài ra, còn một loại cà phê khác cũng được trồng tại Việt Nam nhưng chỉ chiếm tỷ lệ ít (khoảng 1%), đó là cà phê mít (Liberica). Đặc trưng của loại cà phê này chính là hương vị nhẹ nhàng, thanh thoát pha chút ngọt của trái cây (mùi thơm của mít và vị chua của cherry). Khi thưởng thức cà phê mít, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng nhẹ và hương socola lan tỏa, tạo nên một cảm giác khó tả. Chính vì những đặc điểm này mà cà phê mít thường được phái nữ ưa chuộng hơn.
Tự hào là một trong những quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu cao nhất thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng hơn nữa để cải thiện cả về chất lượng lẫn số lượng. Đồng thời, tận dụng tốt lợi thế từ EVFTA – Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam để vươn xa hơn trong thời gian tới.
Theo domingocoffee