Thị trường

Các nhà sản xuất cà phê Brasil và Colombia cảnh báo về “kịch bản ăn thịt”

Share

Các tổ chức cà phê hai nước Brasil và Colombia đã gặp nhau hôm cuối tháng Tám tại Bộ Nông nghiệp ở thủ đô Brasília để thảo luận về cuộc khủng hoảng giá cà phê thế giới và sự mất cân bằng kinh tế trong chuỗi sản xuất.

Do đó, theo các nhà lãnh đạo có mặt tại cuộc họp, đã “hủy hoại các nhà sản xuất, cũng như các hành động cấp bách cần thực hiện để đối đầu với kịch bản này”.

Trong một tuyên bố chung từ hai nước, các tổ chức cà phê cho rằng giá cà phê quốc tế hiện nay thấp hơn giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến tính bền vững kinh tế và sự tồn tại của 25 triệu nông hộ cà phê trên toàn thế giới.

Các nhà lãnh đạo bày tỏ sự lo lắng khi các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả cũng như các nhà sản xuất quốc tế, “chẳng hạn như đầu cơ tài chính của các tác nhân bên ngoài chuỗi, theo cách không quan trọng và ngược đời, gây áp lực tiêu cực lên giá cà phê, thúc đẩy phong trào di cư vì nghèo đói, và xuất hiện những cây trồng bất hợp pháp ở một số nước”.

Họ lưu ý rằng những người nắm giữ tồn kho cà phê có ảnh hưởng lớn hơn đến sự hình thành của giá quốc tế. “Vì vậy, điều cần thiết để cân bằng lại số dư hiện tại, nên chuyển hàng dự trữ từ các nước tiêu thụ sang các nước sản xuất. Cần xây dựng chính sách nội bộ trong các nhà sản xuất để hỗ trợ việc cung ứng hàng, như trường hợp của Funcafé ở Brasil, đã tài trợ cho việc lưu trữ để tránh phải bán hàng ra trong những lúc giá giảm thấp.

Họ cũng lập luận rằng dự trữ ở các nước sản xuất được khu vực tư nhân quản lý thường gắn kết với các công cụ quản lý rủi ro của thị trường. “Một điểm quan trọng khác là tầm quan trọng của việc gia tăng tiêu thụ ở các thị trường mới nổi và tại các nước sản xuất, dự kiến sẽ có sự hỗ trợ của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO)”.

Họ cũng bày tỏ lo ngại khi ngành công nghiệp và phân phối cà phê tập trung “áp đặt các điều kiện thanh toán không công bằng (như trả chậm 200 ngày), gây thiệt hại bất kỳ cho khả năng bền vững kinh tế của các nhà sản xuất”.

Theo các tổ chức, các chương trình đã được một số công ty đa quốc gia làm để thúc đẩy tính bền vững nhưng đã bị vô hiệu hóa từ chính các hoạt động thương mại của riêng họ. “Ngoài ra các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế thúc đẩy việc canh tác cà phê phải chịu trách nhiệm trong việc tiêu thụ số cà phê được sản xuất có khả năng dư thừa”.

Mai Vy (theo Globo Rural | giacaphe.com)

Share