BaristaCà phê DripCà phê EspressoVăn hóa

Ba làn sóng trong lịch sử ngành cà phê

Share

Hiện nay, cà phê trở thành thức uống phổ biến nhất trên thế giới, chỉ sau nước lọc. Để phát triển và quen thuộc như ngày hôm nay, cà phê đã trải qua ba làn sóng mang tính lịch sử bao gồm các giai đoạn: Phát minh ra cà phê hòa tan, phát minh ra máy espresso, và làn sóng thứ ba với tên gọi Specialty Coffee với sự tham dự của giới Barista.

Cà phê xuất hiện từ năm 1671 tại xứ Kaffa, Ethiopia – Đông bắc Châu Phi.

Làn sóng cà phê thứ nhất – Phát minh ra cà phê hòa tan

Cà phê xuất hiện từ thế kỷ thứ 9 tại Ethiopia. Đến năm 1532, tại vùng tiểu Á, Syria và Ai Cập các quán cà phê đã trở lên luôn đông nghịt khách. Đến thế kỷ 18, cà phê trở thành một trong những cây trồng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao nhất trên thế giới.

Trong làn sóng cà phê thứ nhất, cà phê phát triển mạnh mẽ và được chú trọng ở những phát minh bao bì, sản phẩm, và tạo ra bước đột phá với bằng sự ra đời của cà phê hòa tan.

Cà phê hòa tan sấy lạnh

Năm 1901, Tiến sĩ Satori Kato phát minh ra cà phê hòa tan. Thế nhưng đến năm 19019, sản phẩm cà phê tiện lợi này mới được trở lên phổ biến nhờ vào tầm nhìn của George Washington, tạo thành một “làn sóng cà phê thứ nhất” phổ biến khắp thế giới với lượng khách hàng chủ yếu là quân đội.

Làn sóng cà phê thứ hai – Sự phổ biến của Espresso

Cà phê xuất hiện lần đầu tiên tại Ý như một loại hàng hóa vào năm 1683. Và nhanh chóng trở nên phổ biến khi mà các quán cà phê mọc lên như nấm ở khắp nơi. Khi này, người Ý bắt đầu nghiêm túc trong việc nghiên cứu chất lượng của thức uống này bằng cách sử dụng hơi nước nóng và áp suất để tạo ra loại cà phê có tên gọi Espresso.

Cà phê pha máy espresso

Năm 1948, bước đột phá xuất hiện khi Achille Gaggia phát minh ra chiếc máy điều chỉnh được nhiệt độ và kiểm soát được áp lực nước để tạo ra chiết xuất espresso chắt lọc được những hương vị xuất sắc, tinh tế của hạt cà phê.

Kể từ đó đến nay, espresso đã phổ biến trên toàn thế giới, luôn được xem là một trong những thức uống từ cà phê được ưa chuộng nhất hiện nay và tái sinh ra vô vàn các thức uống khác.

Làn sóng cà phê thứ ba – Khi giới Barista bước vào cuộc chơi!

Nếu ở làn sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai, giá trị cà phê chỉ dừng lại ở mức độ Sản Phẩm Tiêu Thụ thông thường thì đến làn sóng thứ ba, cà phê thưởng thức đã tiến đến mức độ tinh tế – Nghệ Thuật Thủ Công với sự tham gia của các Barista.

Barista – những người chịu trách nhiệm chính trong quầy pha chế của các quán cà phê. Họ không chỉ thành thạo trong việc điều chỉnh các máy xay, máy pha cà phê, các kỹ thuật xay, nén cà phê, đánh sữa mà còn phải có đôi bàn tay khéo léo để đảm bảo chất lượng tách cà phê cả về phần thị giác lẫn phần vị giác.

Ở làn sóng cà phê thứ ba, giới Barista đóng vai trò quan trọng

Hay nói một cách đơn giản, Barista là nhân tố trung gian có vai trò quyết định trong việc tạo nên trải nghiệm ly cà phê cho khách hàng.

Trong quá trình “ăn-ngủ” cùng cà phê, Barista xây dựng được mối tương tác, giao cảm với cà phê. Họ nhạy cảm hơn máy móc và những nhà sản xuất thông thường, họ cảm nhận sâu sắc những hương-vị cà phê phong phú trong quá trình pha chế. Từ đó, những Barista lành nghề nhất đã tác động vào quá trình rang xay để làm dậy lên những phẩm chất, những nốt hương tốt vốn có trong cà phê. Cùng với đó là những phương pháp pha chế thủ công tương ứng ra đời.

Pour Over là phương pháp pha cà phê thủ công được ưa chuộng trong làn sóng cà phê thứ ba

Thay vì sử dụng cà phê thụ động, giới Barista tác động ngược lại quá trình sản xuất hạt cà phê để tạo nên loại cà phê đặc sản – Specialty Coffee với những tiêu chuẩn khắt khe nhất: về độ chín quả, độ đường, độ lớn cà phê nhân hạt sàn, điểm cupping (nếm thử), phương pháp và kỹ thuật pha chế.

Ở làn sóng cà phê thứ ba, có thể nói cà phê không dừng lại ở mức đồ uống thông thường mà thay vào đó ta có thể sử dụng từ “thưởng thức” – theo đúng nghĩa đen của từ này, để cảm nhận sâu sắc hương vị của những quả cà phê tinh túy nhất.

Trải qua ba làn sóng, cà phê đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất mang đến cả cơ hội và thách thức cho những ai có đam mê ngành hàng này.

Theo hancoffee

Share