Cà phê phin (Việt Nam)Kiến thức về cà phêTrồng & Sơ chế

Cà phê Việt Nam, món quà mang bản sắc Việt

Share

Cà phê không chỉ là thức uống mà còn là văn hóa, lối sống của người Việt. Những sáng tạo độc đáo như cà phê trứng, cà phê muối… đã chinh phục nhiều tín đồ ẩm thực thế giới. Bài viết sau đây sẽ là một cái nhìn chung về cà phê Việt Nam, từ sự xuất hiện của cà phê tại xứ sở hình chữ S đến sự hình thành nét văn hóa cà phê của người Việt và những tác dụng quan trọng mà cà phê mang lại trong cuộc sống.


1. Cây cà phê Việt Nam

1.1 Cây cà phê ở Việt Nam

Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ, thoát khỏi các định chế bao cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nhất (sau lúa gạo), và đưa nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà phê thế giới.
Sản xuất cà phê đều đặn gia tăng 20% ​​-30% mỗi năm trong những năm 1990, với những vườn cà phê nhỏ được trồng trên nửa triệu mảnh đất (từ hai đến ba mẫu). Điều này đã giúp xoay chuyển mạnh mẽ nền kinh tế.

Trong công cuộc cải cách, ngành cà phê đã được quốc hữu hóa, phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên, doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến một sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê. Mối liên kết hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ. Mà điển hình có thể kể đến là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.

Trong những năm gần đây các ban ngành, nhà nước đã tìm cách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, bao gồm việc mở rộng các vùng sản xuất cà phê chè – Ngày nay chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Trị (Quảng Trị) và Sơn La. Tuy nhiên, khu vực quan trọng nhất về cà phê nói chung vẫn là Tây Nguyên (Đăk Lăk, Kon Tum và Lâm Đồng. Tây Nguyên đã dẫn đầu sản xuất cà phê Robusta cả về diện tích và sản lượng. Nó nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới với một số chỉ dẫn địa lý như ‘Buôn Ma Thuot’, Cầu Đạt – Đà Lạt,.. được biết đến với chất vị mạnh mẽ do đặc tính của đất.

1.2 Tỷ lệ người Việt Nam uống cà phê

Tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê khá nhiều, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong tổng loại thức uống được lựa chọn dùng trong 1 tuần ở Thành phố Hồ Chí Minh thì loại thức uống này chiếm tới 26%. Con số này có thể nói là khá cao so với hàng loạt loại thức uống mà thị trường hiện có.

Theo số liệu thu thập được từ 1 cuộc khảo sát, tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê nóng và lạnh theo giới tính thì có đến 75% đàn ông thích uống nóng, 65% chọn cafe đá. Ở phụ nữ, thì tỷ lệ lần lượt là 25% và 35%. Từ đó, có thể thấy rằng đàn ông tiêu thụ nhiều hơn phụ nữ.

Tỷ lệ người Việt Nam uống cà phê

1.3 Nhu cầu uống cà phê của người Việt Nam

Cafe có thể dùng ở nhiều thời gian trong ngày. Tùy vào sở thích mà mỗi người có thể dùng nó vào những thời điểm khác nhau. Theo khảo sát cho thấy có 90% uống cafe cùng bữa ăn sáng, 50% uống trước khi ăn sáng, 10% uống sau khi ăn sáng, 10% uống sau khi chơi thể thao, 10% uống trước khi ngủ, 90% uống ngay khi thức dậy. Với nhiều thời điểm để dùng cafe như thể nên đã góp phần làm cho tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê ngày càng cao.

Nhiều người lựa chọn cafe để thư giãn sau những giờ làm việc đầy mệt mỏi. Thêm vào đó là lựa chọn ngồi nhăm nhi tách cafe và nói chuyện cùng gia đình hay bạn bè.

Cafe có một vị đắng đặc trưng và cả mùi thơm đầy quyến rũ. Từ những điều trên đã khiến nó trở thành loại thức uống yêu thích của nhiều người. Có đến 40% người lựa chọn dùng thức uống này là vì sở thích. Điều này chứng tỏ là cafe đã trở thành một phần trong cuộc số của nhiều người.

Nhiều người dùng cafe vào buổi sáng hoặc buổi tối để giúp tỉnh táo hơn. Để khỏi động ngày dày khi chưa tỉnh ngủ thì nhiều người đã dùng nó để tỉnh táo hơn. Khi thức khuya học bài hay chạy deadline thì loại thức uống này thường là sự lựa chọn của nhiều người để giúp qua cơn buồn ngủ.

Khi làm việc hay học tập luôn đồi hỏi khả năng tập trung cao độ. Vì thế nhiều người đã tin rằng dùng cafe để giúp tăng khả năng tập trung của họ.

1.4 Việt Nam xuất khẩu cà phê thứ mấy thế giới?

Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ, đạt 8,2%/năm với kim ngạch bình quân 3,13 tỷ USD/năm giai đoạn 2011 – 2018, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước.

Các sản phẩm cà phê của ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp theo là Đông Nam Á, chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch…

Các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới như Brazil, Indonesia, Colombia… đều chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng hạt (green bean), tức là chỉ dừng ở hoạt động sơ chế sau thu hoạch. Một số nước có hoạt động rang và xay nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng xuất khẩu cà phê.

Riêng với Việt Nam, kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động sơ chế sau thu hoạch đã được hết sức quan tâm. Nhờ vậy, từ chỗ có giá bán tại cảng Việt Nam thấp hơn tới 400 – 500 USD so với giá tham chiếu tại Sở Giao dịch Hàng hóa Luân Đôn, Việt Nam đã dần thu hẹp được khoảng cách này và cho tới nay, giá bán cà phê Robusta của Việt Nam đã phù hợp với giá thị trường thế giới.

2 . Các loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam

Tên các loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam không phải ai cũng biết dù cà phê là thức uống khá phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới với đa dạng các loại cà phê. Có 5 loại cà phê phổ biến được ưa chuộng hiện nay là : Robusta, Arabica, Cherri, Moka, Culi.

2.1 Cà phê Robusta Việt Nam

Cà phê Robusta còn được biết đến với tên gọi cà phê vối. Đây là loại cà phê rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam, hằng năm đạt 90 – 95% tổng sản lượng cà phê. Loại cà phê này có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt.

Hạt của cà phê Robusta nhỏ hơn Arabica. Phải được sấy trực tiếp chứ không phải lên men, vị đắng chiếm chủ yếu. Nó được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới và có mặt ở nhiều nước. Việt Nam có tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới.

2.2 Arabica

Đay là một trong các loại cà phê có hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m. Qủa Arabica được thu hoạch, rồi lên men, rửa sạch và được sấy. Hương vị của Arabica hơi chua, người ta thường ví vị chưa đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ rất chua, nhưng lập tực thấy được vị đắng của vỏ.

2.3 Cherry

Cà phê cherry hay cà phê mít gồm 2 giống chính là Liberica và Exelsa. Loại này không được phổ biến lắm, nhưng có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất cao. Nó được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng Cao Nguyên. Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Cherry rất phù hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái.

2.4 Cà phê Culi

Cà phê culi một trái chỉ có duy nhất một hạt. Có vị đắng gắt, hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nước màu đen sánh.

2.5 Cà phê Moka Việt Nam

Cà phê Moka

Cà phê moka là một trong những các dòng cà phê nổi tiếng thuộc chi Arabica. Ở Việt Nam, moke là cà phê hiếm, luôn có giá cao hơn các loại khác. Hạt moka lớn và đẹp hơn nhiều so với giống khác. Hương thơm của nó rất đặc biệt, rất sang trọng, ngây ngất, vị hơi chua một cách thanh thoát, dành cho người sành điệu.

3. Các thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng:

3.1 Hightland Coffee

Highland Coffee được sinh ra từ niềm đam mê bất tận với cà phê hạt Việt Nam của David Thái. Năm 2002, quán cà phê với cái tên ngoại quốc Highlands được thành lập. Highlands có các dòng sản phẩm đa dạng, không gian trang trí tinh tế, đơn giản.

Đến nay, Highlands Coffe vẫn duy trì khâu phân loại cà phê bằng tay để chọn ra từng hạt cà phê chất lượng. Dù giá thành hơi cao so với mặt bằng chung nhưng chi nhánh nào của Highlands đều có được lượng khách hàng ổn định.

3.2 Trung Nguyên Coffee

Có thể nói, cái tên Trung Nguyên cà phê được xem là sự khởi đầu của thị trường cà phê tại Việt Nam. Sản phẩm của Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao chọn làm “Đại sứ ngoại giao Văn hóa”. Là quà tặng cho các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Ngoài các sản phẩm cà phê, Trung Nguyên còn có các sản phẩm dịch vụ như: quán Nhượng Quyền, du lịch về cà phê,…

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay cái tên Trung NGuyên cà phê vẫn là điểm đến quen thuộc của người thích cà phê. Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất có mặt trên các chuyến bay VietNam Airline. Vào cuối năm 2011 vừa qua, sản phẩm cà phê hòa tan G7 vừa chính thức có mặt tại hệ thống các tập đoàn siêu thị hàng đầu thế giới tại Mỹ và E-Mart của Hàn Quốc.

3.3 The Coffee House

The coffee house ra đời những năm gần đây nhưng rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Không chỉ được điểm ở mặt hình thức mà thức uống và phong cách phục vụ cũng được đánh giá rất cao. Chính vì thế dù giá có hơi cao như The Coffee House vẫn đông tấp nập vào các dịp cuối tuần.

3.4 Phúc Long Coffee & Tea

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Phúc Long luôn duy trì những giá trị tâm huyết phục vụ khách hàng. Không chỉ tốt về cả chất lượng, cách phục vụ hay môi trường làm việc mà còn giúp mang lại các giá trị đích thực về trà và cà phê. Nhiều người ưa chuộng cà phê Phúc Long bởi mùi thơm rất riêng, chất cà phê sánh vừa phải. Các quán cà phê của Phúc Long ngày càng có mặt dày đặt tại các trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam.

4. Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam

4.1 Lịch sử cà phê Việt Nam

Cây cà phê đến Việt Nam theo dấu chân của những người Pháp vào giữa thế kỷ 19.

Giống cà phê chè (arabica) là giống cà phê đầu tiên được du nhập vào nước ta từ năm 1857, thông qua một số linh mục thừa sai người Pháp. Đầu tiên là được trồng thử nghiệm tại các Nhà thờ Thiên chúa giáo ở một số tỉnh ở khu vực phía Bắc như Hà Nam, Phủ Lý. Sau đó, cây cà phê được trồng mở rộng vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau đó lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình. Sau chiến tranh các khu vườn cà phê chè ở đây vẫn tiếp tục được duy trì. Vì thế, khu vực này có sự phân bố cây cà phê chè rất cao. Sau cùng cây cà phê mới phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và người ta bắt đầu nhận ra rằng Tây Nguyên chính là nơi thích hợp nhất để trồng cây cà phê.

Sau khi giống cà phê arabica được du nhập vào Việt Nam năm 1857 thì sau đó vào năm 1908, Pháp du nhập thêm 2 giống cà phê vào Việt Nam. Đó chính là cà phê vối (robusta) và cà phê mít (liberica). Sau một thời gian, thực dân phương Tây thấy giống cà phê chè không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì vậy đã đưa giống cà phê vối từ Congo vào trồng ở Tây Nguyên. Tại đây, cây cà phê phát triển rất mạnh mẽ, diện tích cây cà phê ngày càng tăng. Và Tây Nguyên trở thành khu vực có diện tích trồng cà phê vối lớn nhất nước ta cả về quy mô và danh tiếng, không nơi nào ở Việt Nam có cà phê nổi tiếng trong và ngoài nước, đồng thời gắn với một vùng địa danh mang nhiều huyền thoại như cà phê Buôn Ma Thuột.

Trải dài qua một quá trình lịch sử trên đất nước Việt Nam, cuối cùng vùng đất Tây Nguyên chính là nơi hội tụ được tất cả những thuận lợi cả về sinh thái và đất đai thích hợp để cây cà phê sinh trưởng và phát triển, sản phẩm cà phê vối robusta đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của Tây Nguyên nói chung, vùng địa danh Buôn Ma Thuột nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

4.2 Diện tích trồng cà phê ở Việt Nam

Năm 2018, diện tính cà phê của cả nước rất lớn khoảng 720.000 ha. Trong đó, cà Robusta khoảng 670ha (chiếm 93% diện tích), đạt khoảng 1,71 triệu tấn (khoảng hơn 96% sản lượng). Cà Arabica, diện tích là 50.000 ha (chỉ gần 7%), sản lượng gần 67.000 tấn (chỉ gần 4%). (số liệu cao hơn số liệu của chính thống khoảng 70.000 ha).

Năng suất cà phê Việt Nam thường cao nhất trên thế giới, trung bình 2.6 tấn/ha nhân đối với Robusta và 1.4 tấn nhân đối với Arabica. Cà phê Robusta có năng suất cao nhất ở tỉnh Kotum, sau đó đến Gia Lai, Lâm Đồng, Đak Nông và Đaklak. Năng suất cà phê ở tỉnh Đak Lak không cao lắm, có thể vì diện tích lớn đã già cỗi, hoặc trồng xen các cây như bơ, sầu riêng, tiêu.

Điều đó, cũng đồng nghĩa với việc phát triển bền vững ở Đak Lak tốt hơn ở các tỉnh còn lại. Đak Lak luôn luôn có những mô hình trồng và canh tác bền vững cà phê đi tiên phong. Vì vậy, tình hình kinh tế người dân đồng đều và ổn định xã hội hơn các tỉnh khác.

4.3 Thị trường cà phê Việt Nam hiện nay

Cuộc cạnh tranh từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ phân khúc cao cấp cho đến bình dân trên thị trường cà phê Việt chưa bao giờ hết nóng.

Thêm một cái tên ngoại của Thái Lan bước vào “chảo lửa” cà phê Việt Nam – cà phê Amazon. Đây chỉ là cái tên thương hiệu ngoại mới nhất bày tỏ tham vọng với thị trường chuỗi bán lẻ cà phê trị giá tỷ USD của nước ta.

Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Việt Nam mỗi năm thấp hơn 3 lần so với mức trung bình của thế giới, vì vậy dễ hiểu tại sao thị trường cà phê Việt luôn hấp dẫn. Nhưng hấp dẫn không đồng nghĩa với “chắc thắng”.
Starbucks có thể được xem là ví dụ. Dù đã thành công trên khắp thế giới với hơn 30.000 cửa hàng, nhưng hãng này chỉ chiếm chưa tới 3% thị phần cà phê tại Việt Nam.

Người Việt có thể mua ly cà phê với giá chưa tới 1 USD/ly, rẻ hơn nhiều so với cà phê của các chuỗi nước ngoài. Chưa kể một điểm đặc biệt trong văn hóa cà phê của người Việt là cà phê vỉa hè. Ở khắp Việt Nam khó có thể đếm hết được những điểm cà phê thế này.

Một góc vỉa hè, ngã tư hay góc chung cư… cũng có thể trở thành nơi kinh doanh cà phê lý tưởng. Vì vậy, trên vỉa hè cuộc cạnh tranh ở phân khúc bình dân cũng “nóng” không kém.

5. Máy pha cà phê Việt Nam

Là một xu hướng mới trong lĩnh vực pha chế cà phê, ở những quán cà phê quy mô lớn và chuyên nghiệp, ta có thể dễ dàng bắt gặp những máy pha cà phê công suất lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu pha chế nhanh chóng cũng như phục vụ được những sản phẩm cà phê nổi tiếng khác như Espresso, Cappuchino.

Ưu điểm của cà phê được pha chế bằng máy đó chính là thời gian pha chế nhanh chóng, công suất của một máy pha cà phê chuyên nghiệp thường dao động từ 100 đến 300 ly mỗi giờ. Ngoài ra, với hệ thống điều khiển hiện đại được lập trình sẵn, giúp cho người pha chế có thể tiết kiệm được thời gian thao tác, tự động điều chỉnh những yếu tố khác như: lượng nước, áp suất…Chính vì vậy mà giúp người Barista có thể làm được nhiều việc khác nhau cùng lúc trong thời gian pha chế cà phê. Thêm nữa cà phê pha máy sẽ có được sự đậm đặc hơn, hương thơm và mùi vị cũng thơm ngon hơn, nguyên chất hơn so với loại cà phê pha phin thông thường. Tuy nhiên, với giá bán của một máy pha cà phê cũng không hề rẻ. Chính vì vậy chỉ thường được các quán cà phê quy mô lớn, thương hiệu cà phê chuyên nghiệp sử dụng.

Không gì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cafe nhiều như là nước có lẫn thuốc tẩy như clo, flo…Những người yêu thích cafe luôn sử dụng nước đóng chai hay thậm chí là sử dụng nước lọc được lọc bằng lưới làm từ sợi các bon hoạt tính để pha cafe. Nước khoáng cũng là một lựa chọn rất tốt để pha chế.

Việc pha chế cà phê bằng phin phù hợp đối với những người có nhiều thời gian, dễ dàng điều chỉnh được hương vị ly cà phê thông qua nguyên liệu và cách pha. Là cách để cùng bạn bè và người thân có thể quây quần bên nhau, nghỉ ngơi thư giãn chờ những ly cà phê pha phin nhỏ tí tách từ từ. Còn đối với cà phê pha máy, đây là nét đặc trưng của những nơi công sở, văn phòng

Cà phê pha máy cũng là xu hướng đối với những người bận rộn nhưng muốn được trải nghiệm hương vị thơm ngon, nguyên chất nhưng không cần quá cầu kì trong việc pha chế.

6. Cách pha cà phê ngon

Chọn mua cà phê: Chất lượng của cà phê sẽ quyết định đến hơn 50% độ ngon của ly cà phê. Do vậy, để có được một ly cà phê ngon, bạn cần lưu ý chọn mua đúng loại cà phê đen dùng cho pha phin, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch và nguyên chất.

Chuẩn bị phin: Phin cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hương vị của ly cà phê. Theo cách pha cà phê phin truyền thống của nhiều tiệm cà phê nổi tiếng, muốn cà phê ngon, bạn phải chọn phin bằng inox hoặc nhôm, có lỗ đục đều và phân bố hợp lý.

Và đặc biệt, bạn phải dùng nước sôi tráng qua phin trước khi sử dụng. Không đơn giản là đảm bảo được phin sạch mà còn làm ấm phin, giúp cafe nở đều hơn và giảm bớt sự hấp thu nhiệt khi pha cà phê.

Pha nhiều loại cà phê: Khi pha cà phê phin, bạn không nên chỉ sử dụng duy nhất 1 loại cà phê mà nên pha trộn nhiều loại khác nhau. Bởi mỗi loại sẽ có hương vị thơm ngon khác nhau. Khi trộn nhiều loại với nhau, bạn sẽ có được ly cà phê ngon nhất.

7. Lợi ích của cà phê

Trong cafe có rất nhiều caffeine là một chất có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể, đồng thời các loại khoáng chất và hợp chất có lợi cũng đem lại cho người uống cafe thường xuyên nhiều lợi ích.

Nói về tác động có lợi của cafe, người ta có thể kể ra hàng loạt hạng mục như: Chống buồn ngủ, giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái hơn, ngăn ngừa ung thư, lão hóa, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp, giảm cân,… Và rất nhiều lợi ích khác.

8. Bảo quản cà phê

Cafe dạng bột có thể được bảo quản tối đa trong 2 năm từ lúc rang và xay nếu được làm đúng cách. Đặc biệt trong vòng 14 ngày sau khi xay, cần được cho vào bao bì kín, để ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt để không bị mất đi lượng caffeine và hương vị.

Nếu tự rang xay cafe, bạn không nên cho vào các loại bì ni lông vì rất dễ bị ẩm mốc. Thay vào đó bạn có thể cho bột cafe vào các chai lọ làm bằng thủy tinh có nắp đậy kín để được bảo vệ với nguồn ẩm tốt hơn. Nếu cẩn thận nên để ở những nơi cao, khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng của mặt trời.

Cũng có thể bảo quản cafe trong van 1 chiều hoặc hút chân không. Đây là một cách bảo quản cực tốt khiến không khí bên ngoài không thể vào trong làm thúc đẩy quá trình oxy hóa tự nhiên trong cafe.

Với người Việt, cà phê không chỉ mang lại năng lượng trong cuộc sống, mà còn là một phong cách sống đặc trưng. Đa số mọi người thích tụ tập ở quán cà phê vào bất kể thời điểm nào trong ngày. Người già đọc báo, người trẻ lướt điện thoại, làm việc với máy tính xách tay hoặc nói chuyện, tán gẫu bên cốc cà phê.

Theo gonatour

Share