Thị trườngTin tức cà phê

Cà phê Việt trở thành xu hướng trên đất Mỹ – Tại sao?

Share

Việt Nam có nền văn hóa thưởng thức cà phê chậm rãi so với văn hóa cà phê mang đi (take away) thống trị ở Mỹ. Vậy vì sao năm 2022, hạt cà phê Việt Nam đột nhiên trở thành xu hướng?

Cà phê Việt Nam không chỉ là “trend”

Bên trong các máy rang cà phê công nghiệp lớn tại Shared Roastery ở Brooklyn, hạt robusta của Nguyen Coffee Supply đang nóng lên. Sau khoảng 12 phút, người sáng lập Sahra Nguyen bảo tôi ngửi thử hạt cà phê mới rang: hạt cà phê, được nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam, có mùi caramel ấm, ngon và ngọt.

Theo Sahra Nguyen, trong ngành cà phê, Robusta vốn được biết đến là một loại cà phê rẻ, có chất lượng không tốt so với Arabica. Nhưng thực tế không phải như vậy. Giống như có nhiều loại rượu vang, cũng có nhiều loại cà phê khác nhau: chất lượng luôn cao và sở thích về hương vị nằm ở người tiêu dùng.

Một phần trong công việc của Sahra với Nguyen Coffee Supply là xóa bỏ thành kiến đối với Robusta và đảm bảo cà phê Việt Nam nhận được sự ghi nhận xứng đáng cả về mặt xã hội và kinh tế.


Cà phê được Pháp mang đến Việt Nam, nhưng một nền văn hóa cà phê độc lập đã nở rộ ở Việt Nam kể từ đó, cả về văn hóa cà phê và nông nghiệp. Trên thực tế, Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Không chỉ vậy, Robusta chiếm 40% sản lượng của thị trường cà phê trên toàn thế giới.

Với sự quan tâm ngày càng tăng đối với văn hóa cà phê đặc sản trên khắp thế giới, thì chắc chắn sẽ có – và bắt đầu có chỗ cho Robusta và Việt Nam.

Sahra tin rằng vẫn còn dư địa để phát triển. “Nếu bạn là người quan tâm đến việc khám phá và tìm hiểu cà phê Việt Nam, chúng tôi cũng muốn đưa ra khái niệm văn hóa để bạn hiểu hoặc đánh giá cao hạt cà phê không chỉ là một sản phẩm tách biệt với nguồn gốc, mà còn rất nhiều các yếu tố, bao gồm con người, nền văn hóa, lối sống…”.

Đây cũng là điều với Jackie Nguyễn tâm niệm. Jakie đã sáng lập Cafe Cà Phê, quán cà phê Việt Nam đầu tiên của thành phố Kansas. Giống như Sahra, cô xem mục tiêu của mình với Cafe Cà Phê là để lại di sản của một người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhất.

“Đó không phải là một xu hướng vì nó đã tồn tại quá lâu,” cô nói.

Uống cà phê theo cách Việt Nam

Một vài năm trước đó, Jakie Nguyen đến Việt Nam và bị ấn tượng bởi văn hóa cà phê “đáng kinh ngạc”.

Nguyen đã đầu tư từng xu mà cô có, khoảng 10.000 USD cùng với nguồn vốn từ một chiến dịch trên Kickstarter, bắt đầu phục vụ cà phê Việt Nam từ một chiếc bàn nhỏ bên ngoài một tiệm nail.

Năm 2020, Jackie bán các sản phẩm của mình trên một xe bán đồ ăn. Đến đầu mùa hè năm nay, Cafe Cà Phê có không gian cố định ở Columbus Park, thành phố Kansas.

Chiếc xe bán hàng của Cafe Cà Phê.

Cafe Cà Phê là một trong 10 quán cà phê Việt Nam duy nhất trên khắp nước Mỹ và nằm trong những gì Jakie Nguyen gọi là “cuộc cách mạng cà phê”.

Mục tiêu của cô ấy vượt ra ngoài cà phê: Cô ấy muốn lan tỏa câu chuyện về người Mỹ gốc Á ở khu vực Trung Tây nước Mỹ.

Cô muốn Cafe Cà Phê giống như một “ngôi nhà thứ hai” như các quán cà phê ở Việt Nam, để mang lại cảm giác gia đình thoải mái và gắn kết. “Vừa uống cà phê vừa với trò chuyện, theo cách của người Việt Nam. Cà phê tự thân nó là một nghệ thuật”, cô nói.

Cả thành phố đã bao trùm Nguyen và Cafe Cà Phê. Những gì Jackie Nguyen đang phục vụ không chỉ là cà phê Việt Nam, mà là một cảnh quan văn hóa mới.

Theo Soha

Share