Câu chuyện cà phê Robusta và Arabica Việt Nam
Ai cũng biết Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nhưng đứng thứ hai là nước nào? Câu trả lời có vẻ khá bất ngờ đó chính là Việt Nam.
Tờ Finacial Times mới đây đăng bài viết với những tranh luận khá thú vị xung quanh 2 loại cà phê robusta và arabica. Tác giả bài viết là một chuyên gia hàng đầu về phân tích hàng hóa thuộc VM Group, một Công ty tư vấn nghiên cứu hàng hóa tại London.
Brazil đứng nhất, Việt Nam đứng nhì
Ai cũng biết Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nhưng đứng thứ hai là nước nào? Câu trả lời có vẻ khá bất ngờ đó chính là Việt Nam.
Brazil và Việt Nam chiếm đa số sản lượng cà phê của thế giới, đặc biệt đây còn là 2 quốc gia lớn cung cấp chủ yếu 2 loại cà phê chính gồm Arabica và robusta. Brazil là nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới, trong khi đó Việt Nam lại đứng đầu về sản xuất cà phê robusta.
Mỗi người có một sở thích riêng, người thích cà phê Arabica, có người lại thích cà phê robusta, song với giới mê cà phê thực thụ, Arabica có lẽ là lựa chọn hơn cả.
Cũng giống như bất cứ mặt hàng nào khác, quan hệ cung – cầu là yếu tố quyết định đối với giá cả. Do vậy, giá arabica cao hơn cho thấy nhu cầu đối với loại cà phê này cũng cao hơn so với robusta. Thực tế, chỉ có 2 loại cà phê chính là robusta và Arabica, nhưng từ 2 loại này, người ta có thể được chế biến thành nhiều loại khác nhau với chất lượng cũng khác nhau.
Tại sao arabica lại được ưa chuộng hơn robusta?
Điều này phụ thuộc vào vị giác riêng của từng người.
Arabica được đánh giá là có hương vị ngon hơn, ít chát, nhưng lại đắng hơn so với robusta. Nhiều người thích uống loại cà phê hòa tan robusta, nhưng khi chuyển qua uống arabica, thì đa số họ lại không muốn dùng robusta nữa.
Robusta có thể xem là loại cà phê có phẩm chất kém hơn, tuy nhiên nó có ưu thế hơn đó là rất hợp thời tiết. Thông thường, loại cà phê này sẽ cho thu hoạch sau 2-3 năm, trong khi cà phê arabica phải cần 4-5 năm.
Cây cà phê arabica cũng là một loại cây khó tính và khá nhạy cảm với khí hậu, nó đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch cao. Trong khi đó, cây cà phê robusta lại có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau.
Điều kiện thời tiết tác động đến năng suất cây trồng
Sản lượng cà phê trung bình hàng năm của thế giới được tính theo 2 cách đó là: tính theo bao – thông thường 60kg/bao, hoặc tính theo tấn.
Sản lượng cà phê arabica trong giai đoạn 2010 – 2011 được dự báo đạt 86 triệu bao, đáp ứng nhu cầu 80 triệu bao, còn với cà phê robusta, lượng cung là 54 triệu bao, cầu là 51 triệu bao.
Sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê gần như không bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, hay nói cách khác, người ta vẫn không chịu, không muốn từ bỏ thứ đồ uống ưa thích hàng ngày của mình. Mặt khác, tốc độ tăng này cũng có xu hướng chậm lại, trung bình khoảng từ 1-1,5%/năm.
Ngành sản xuất cà phê hiện vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nhiều thị trường mới nổi trên thế giới. Ngoài Việt Nam, các nước sản xuất cà phê robusta lớn bao gồm Brazil, Indonesia, Ấn Độ và Uganda. Colombialà nước sản xuất cà phê arabica lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil. Ngoài ra, các nước Trung Mỹ cũng là các nước sản xuất cà phê lớn.
Thời tiết đóng một vai trò quyết định đến năng suất cây trồng, mà sự vụ gần đây ở Colombia có thể xem là một ví dụ điển hình về hậu quả do thời thiết xấu gây ra.
Hai vụ trước, sản lượng cà phê của nước này vẫn đứng ở mức cao 12 triệu bao, tuy nhiên, trận mưa lớn vào cuối năm 2008 đã gây trở ngại lớn đối với việc thu hoạch, và vận chuyển cà phê. Do đó, sản lượng xuất khẩu của Colombia đã giảm 1/3. Đồng thời giá cà phê arabica Colombia cũng tăng mạnh do các hãng chế biến buộc phải tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế để đảm bảo chất lượng.
Brazil lại là một nước thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết sương giá vào mùa đông kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, và điều này làm cho giá cà phê arabica càng cao hơn.
Tuy nhiên, tình trạng trên đã có xu hướng giảm trong những năm gần đây, kể từ đầu thập niên 19, không xảy ra vụ sương tàn phá nghiêm trọng; Một phần là bởi thị trường tiêu thụ có dấu hiệu tạm lắng; một phần là vì hoạt động trồng cà phê đã được mở rộng ra các vùng khác của Brazil ít chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt mùa đông.
Việt Nam được lợi nhờ thời tiết
Những năm gần đây, mùa mưa diễn ra khá đều đặn, do vậy, việc Việt Nam quyết định phát triển loại cà phê robusta thay vì loại arabica (mặc dù sau này Việt Nam cũng có sản xuất một lượng nhỏ loại cà phê này) là hoàn toàn đúng đắn, bởi trồng cà phê robusta cũng đơn giản như chính cái tên của nó “robust” – khỏe mạnh.
Trong tương lai, cung – cầu và giá cả cà phê sẽ ra sao? Sự nóng lên của trái đất – một mối quan tâm lớn hiện nay của toàn nhân loại sẽ là một mối đe dọa lớn, đặc biệt là đối với cà phê Arabica – loại cây ưa thời tiết mát mẻ, song cũng không thể thích ứng với nhiệt độ quá thấp.
Tuy nhiên, đây không chỉ là mối đe dọa riêng đối với loại cà phê này, mà đó cũng là một hiểm họa lớn đối với triển vọng của rất nhiều sản phẩm nông nghiệp khác.
Trong dài hạn, khi cung không thể đáp ứng cầu, sẽ khiến giá leo thang. Hiện vẫn chưa xảy ra tình trạng này, song thời điểm khi mà giá cả hàng hóa có thể “giảm nhiệt” nhờ các công nghệ tăng cường sản lượng thì vẫn còn rất xa.
Sự trỗi dậy của Việt NamThập niên 19, Việt Nam hầu như không sản xuất cà phê. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu về sản xuất loại mặt hàng này.Động cơ để trở thành nước sản xuất cà phê robusta lớn trên thế giới chính là từ quyết định của Đảng nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách triệt để.Các chính trị gia Việt Nam đã nhận ra cơ hội ở thị trường sản xuất kinh doanh cà phê hòa tan. Đây là một ngành phát triển khá nhanh. Do vậy, Việt Nam đã tăng cường hỗ trợ các nhà máy sản xuất cà phê trong nước.Tuy nhiên, cà phê sau khi được sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ ở thị trường bên ngoài, mà tại đây loại đồ uống chính vẫn là trà.Trái lại, khoảng 50% sản lượng cà phê arabica của Brazil được tiêu thụ trong nước, đặc biệt mức tiêu thụ nội địa đang có xu hướng tăng mạnh so với mức tiêu thụ trung bình của thế giới. |
Theo Minh Phương
Dịch FT – Báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu
Nguồn: http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/cau-chuyen-ca-phe-robusta-va-arabica-2010082205051761.chn