Trồng - Chăm sóc cây cà phêTrồng & Sơ chế

Hạt cà phê Catimor thuộc chi Arabica có gì thú vị?

Share

Cà phê Catimor thuộc chi cà phê Arabica là một trong những giống cà phê năng suất và dễ trồng nhất hiện nay. Nếu bạn là một người yêu thích mùi vị cà phê tinh tế thì Catimor chính là một sự lựa chọn không thể chối từ.


1. Cà phê Catimor là gì? Đặc điểm sinh học của Catimor

Cà phê Catimor còn được gọi là cà phê chè, tên khoa học là Coffee Arabica là giống cà phê lai chéo cà giữa Timor và Caturra (Timor được lai tạo từ cà phê Arabica và Robusta). Ngoài ra, cà phê Catimor còn được biết đến với tên T8667 (được gọi ở Trung mỹ) để phân biệt được giống cà phê chống bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust), Catimor tốt và mạnh mẽ hơn so với các giống khác. Chúng cũng được đánh giá là có hương thơm nồng đượm và ngọt ngào rất quyến rũ.

Về đặc điểm sinh học, cây cà phê Catimor là cây gỗ có bộ tán che kín thân, vì vậy hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân (tập tính của loài sâu này là không thích đẻ trứng ở nơi thiếu ánh sáng). Cà phê Catimor mọc theo dạng bụi có lá nhỏ, không cao, nhìn hình dạng bên ngoài thấy thấp như cây chè. Hạt Catimor có hình bán cầu tròn, nhỏ chứa rất thấp lượng caffein (chỉ khoảng 1–2%). Hạt Catimor hơi giống hạt cà phê Arabica Bourbon nên rất khó nhận ra. Nhưng với những người đã từng sử dụng cà phê lâu năm thì sẽ dễ dàng nhận biết được được đâu là Catimor chính hiệu.

Giống cà phê Catimor này khi lai tạo cho khả năng chống sâu bệnh khá tốt, nhờ đó trở thành một trong những giống cây cà phê có giá trị kinh tế cao nhất tại Việt Nam. Cây Catimor với 1 ha cà phê sẽ cho năng suất đạt 4 – 5 tấn (nếu canh tác tốt). Do có năng suất cao, kháng bệnh gỉ sắt, hương vị thơm ngon nên giá cà phê Catimor cũng cao hơn khoảng 1,5 lần so với cà phê vối.

2. Các vùng trồng và phát triển giống cà phê Catimor

Hình dáng, kích thước cũng như hương vị của cà phê Catimor thường bị chi phối ở độ cao đất trồng. Đối với dòng Arabica nói chung và Catimor nói riêng , độ cao thích hợp để trồng là trong khoảng 550-1920m cùng với đó là nền khí hậu mát mẻ và ôn hòa. Đối với cà phê Catimor, theo nhiều kết quả nghiên cứu thì nếu được trồng tại độ cao từ 700-1000m, chúng thường sẽ phát triển tối ưu nhất.

Hiện nay do mang lại năng suất cao cùng với ưu điềm là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nên cà phê Catimor được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Và những nơi được xem là miền đất hứa cho giống cà phê này là các vùng đất đáp ứng được các điều kiện thuận lợi trên đây. Do đó xét về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thì các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Trị, Nghệ An và Sơn La chính là nơi phát triển mạnh mẽ cà phê Catimor nhất tại Việt Nam. Đây cũng là các vùng đất hiện đang có diện tích trồng Catimor lớn nhất nước ta.

Cà phê catimor được trồng rộng rãi ở Việt Nam nhất là các vùng như Dak Nông, Dak Lak, Lâm Đồng, Quảng Trị, Nghệ An… có diện tích trồng Catimor lớn nhất.

3. Hương vị của cà phê Catimor và cách thưởng thức đúng điệu

Catimor là một giống cà phê có hương vị khó tả, những người sành cà phê mô tả chúng bằng 2 từ “quyến rũ”, một khi đã thưởng thức thì từng giọt cà phê thấm sâu vào từng “tế bào”, thăng hoa trong mọi giác quan của cơ thể. Cụ thể khi thưởng thức bạn sẽ thấy vị đậm đắng nhẹ pha với một chút chua thanh và ngọt hậu rất đặc biệt. Sở dĩ là như vậy là bởi vì hạt cà phê Catimor được lai tạo giữa vị chua thanh của giống cà phê Timor và hương vị ngọt dịu từ cà phê Catimor. Tuy nhiên ở Catimor có hàm lượng caffein thấp hơn Robusta thuần chủng cho nên vị đắng của nó của nó cũng sẽ không bằng cà phê Robusta.

Về cách thưởng thức Catimor đúng điệu thì cũng như nhiều dòng cà phê khác, ở mỗi người cũng sẽ có những cách thưởng thức Catimor khác nhau, tùy theo sở thích hay tính cách riêng của mình. Tuy nhiên, để cảm nhận được hương vị thú vị của cà phê Catimor thì bạn có thể lựa chọn 2 cách thưởng thức như sau.

Một là pha cà phê thuần túy bằng việc sử dụng cà phê Catimor rang mộc hoàn toàn để pha phin hay dùng cà phê đá, cà phê sữa. Catimor là giống lai tạo có ¼ đặc điểm cà phê Robusta thuần chủng nên vẫn giữ được sự đậm đà của cà phê nên với cách pha này bạn sẽ được thưởng thức trọn vẹn mùi vị của Catimor.

Cách thứ 2 là bạn có thể trộn cà phê Catimor với một vài dòng cà phê khác trên thị trường theo tỉ lệ 3:1 hoặc 4:1 để mang đến hương vị khác biệt hơn, đậm đà hơn.

Tuy nhiên, vì so với các giống cà phê Arabica thuần chủng thì loại cà phê lại chứa hàm lượng caffein cao hơn nên lưu ý những ai có có vấn đề về tim mạch, mất ngủ, say cà phê thì hạn chế sử dụng.

Nói tóm lại so với nhiều giống cà phê thương mại khác thì cây cà phê Catimor trưởng thành sớm và cho năng suất cùng với sản lượng cao, vì vậy được trồng khá phổ biến tại Việt Nam. So về hương vị thì cà phê Catimor cũng mang đến cho người ta một thứ cảm giác vấn vương khó tả tương tự như nhiều dòng cà phê Arabica khác. Do vậy, nếu bạn là tín đồ cà phê hay chuẩn bị khai trương quán cà phê thì nhất định đừng bỏ qua những tách cà phê được chế biến từ “hạt giống Catimor” này nhé!

Theo Cà phê nguyên chất

Share