Cà phê phin (Việt Nam)Pha đồ uống

Khách Tây đúc kết “cẩm nang” để uống cà phê chuẩn Việt

Share

Cây viết người Canada Matthew Pike của trang Culture Trip có bài viết về cẩm nang uống cà phê chuẩn Việt. Dưới đây là bản dịch bài viết của anh.

Cà phê Việt Nam đậm đà, đặc và thơm ngon. Nhấp một ngụm cà phê đầu tiên vào buổi sáng, sẽ cảm thấy toàn cơ thể được bừng tỉnh. Đó là một thức uống cực mạnh. Quy trình pha cà phê tại Việt Nam có vẻ đơn giản hơn cách pha cà phê của nhiều quốc gi khác trên thế giới.

Hạt cà phê

Để pha cà phê kiểu Việt Nam, bạn cần hạt cà phê loại Robusta. So với dòng cà phê Arabica, Robusta ít chua và đắng hơn nhiều. Và đặc biệt, lượng caffine trong hạt cà phê Robusta sẽ nhiều gấp đôi. Cảm giác bừng tỉnh sau khi uống cà phê Việt Nam hóa ra không phải chỉ là thứ người ta tưởng tượng ra, mà thực sự cà phê Việt Nam mạnh hơn rất nhiều.

Thiết bị

Cà phê Việt Nam được pha chế bằng cách sử dụng chiếc phin kiểu Pháp, nhưng thay vì sử dụng tay để nén cà phê trong bình xuống, người Việt Nam sẽ để trọng lực tự làm phần việc của mình. Pha cà phê bằng phin ở Việt Nam khá mất thời gian, nhưng bù lại từng giọt cà phê chảy xuống cốc đều đã được ngấm trọn hương vị từ bột cà phê trong phin.

Tôi học được cách pha cà phê chuẩn Việt đó là bạn cần phải có 2 cái cốc, một chiếc được sử dụng để đợi cà phê chảy xuống từ phin, cốc còn lại có thể đựng đá, chờ chiếc phin cà phê làm xong công việc của mình, chúng ta sẽ khuấy cà phê với sữa đặc rồi đổ sang cốc đá này để uống.

Những thành phần khác

Mọi người thường uống cà phê với đá khi thời tiết không quá lạnh. Vào một ngày nắng nóng, một ly cà phê đá là cách lý tưởng để hạ nhiệt cơ thể chỉ trong vài phút. Người Việt Nam thích dùng thêm sữa đặc để uống với cà phê vì nó loại bỏ đi vị chát của hạt cà phê Robusta.

Nhiều người uống cà phê với đường, tôi thì thấy sữa đặc ngon hơn hẳn. Nếu bạn chưa từng uống cà phê với đá và sữa đặc, hãy sẵn sàng trải nghiệm ngay. Thức uống mới này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Cách pha cà phê kiểu Việt Nam

1. Xay hạt cà phê

Nếu không có máy xay cà phê, hãy mua sẵn bột cà phê đã được xay. Thông thường, các gia đình Việt sẽ ưa chuộng mặt hàng bột cà phê này hơn vì tính tiện lợi. Tuy nhiên, nếu tự mình xay cà phê, hãy chú ý đừng xay quá kĩ để bột cà phê mịn, như vậy, chúng sẽ rơi xuống các lỗ trong phin cà phê.

2. Đun nước thật nóng

Hãy đảm bảo việc sử dụng nguồn nước sạch.

3. Chuẩn bị cốc pha cà phê

Nếu muốn uống cà phê sữa đá, hãy chuẩn bị 2 chiếc cốc như vừa đề cập ở trên. Tuy nhiên, nếu không muốn uống sữa đặc, mọi người có thể uống cà phê với đường hoặc cứ uống luôn thứ cà phê đen nguyên chất pha từ phin, cảm giác sẽ thú vị lắm.

Đối với người chưa từng uống cà phê Việt Nam, sau khi pha xong cà phê bằng phin, có thể đổ từ từ lượng sữa đặc vào cốc tới khi nào cảm thấy đủ. Có thể bắt đầu bằng 1 thìa sữa, rồi cho thêm dần để kiểm soát được vị ngọt.

4. Pha cà phê bằng phin

Đầu tiên, hãy nhấc nắp gài, cho bột cà phê xuống dưới, dàn đều. Sau đó, đặt phin lên bộ lọc đáy và đặt trên cốc, cài nắp gài, đổ nước sôi và đóng nắp phin. Hãy đảm bảo rằng không ấn nắp gài quá chặt. Nếu không thấy giọt cà phê nào chảy xuống cốc, hãy nới lỏng nắp gài một chút, còn nếu thấy cà phê chảy quá nhanh, hãy vặn chặt nắp gài hơn.

5. Chờ đợi

Thông thường, quá trình pha cà phê sẽ mất vài phút. Trong lúc đó, hãy chuẩn bị cốc đá, ống mút và cả trang trí cốc nếu bạn thích.

6. Khuấy đều

Sau khi nước trong phin pha cà phê đã chảy hết xuống cốc, hãy nhấc phin ra một bên, thêm sữa và khuấy đều.

7. Rót cà phê

Rót cà phê vào lý đá đã chuẩn bị và để đá làm nốt phần việc còn lại. Nếu bạn uống cà phê với sữa đặc, hãy để ý khi cà phê chuyển dần sang màu caramel. Thực sự rất đẹp. Tôi đã chảy nước miếng khi nhìn thấy cốc “caramel” đẹp như vậy.

Xin chúc mừng! Bạn đã pha xong cà phê kiểu Việt Nam. Khi bạn đã quen với quy trình này, hãy thử các tỉ lệ khác nhau và tìm thấy công thức riêng của mình.

Theo CafeF

Share