Cà phê bẩn

Tác hại khôn lường từ việc sử dụng cà phê bẩn

Share

Những ly cà phê được bày bán tại quán nước, quán cóc vỉa hè đa phần đều là những ly cà phê bẩn. Tác hại của cà phê bẩn gây ra cho sức khỏe là một mối nguy hiểm đáng báo động hiện nay!
Thành phần cà phê bẩn

Thành phần độc hại của cà phê bẩn

– Tinh cà phê không xuất xứ, nhãn mác: Đây là tinh chất được sử dụng để tăng độ thơm cho cà phê bẩn. Độ dậy mùi rất mạnh, nên chỉ cần một vài giọt là đã thơm mùi cà phê. Tinh cà phê này được bày bán hàng loạt ở chợ Kim Biên.

– Bắp, đậu nành rang cháy khét: Là nguyên liệu sản xuất chính của cà phê.

– Chất tạo vị đắng: Do sử dụng bắp và đậu nành, nên độ đắng của 2 loại này không giống cà phê. Các nơi làm cà phê bẩn sử dụng thuốc trị sốt rét có vị đắng hoặc caffein để tạo vị đắng.

– Chất tạo màu đen: Màu caramel được dùng để tạo màu cho cà phê giả. Caramel tại đây được nấu từ mật rỉ đường – là loại chất dùng làm thức ăn cho gia súc, nuôi cấy vi sinh vật.

– Chất tạo độ sánh: Phụ gia bổ trợ thêm để tạo độ sánh như cà phê thật. CMC – Carboxy methyl cellulose là chất phụ gia trong công nghiệp, dùng để tạo độ sánh cho cà phê bẩn.

– Chất tạo vị ngọt: Đường cyclamate – chất tạo ngọt tổng hợp được sử dụng để tạo vị ngọt. Đây là chất được đưa vào danh sách thực phẩm cấm sử dụng.

– Chất tạo bọt: Chất tẩy rửa hay chất hoạt động bề mặt sodium lauryl sunfate hay sodium lauryl ether sunfate dùng để tạo bọt cho ly cà phê bẩn. Các chất này có thể nhiễm kim loại nặng hoặc hóa chất độc hại khác.

Các đặc điểm cà phê thật

Tác hại khôn lường từ việc sử dụng cà phê bẩn

Cà phê thật khi pha có màu nâu cánh gián sậm, không phải màu đen đặc.

Khi quấy mạnh, bề mặt nước cà phê sẽ có lớp bọt vừa phải. Lớp bọt này vỡ ra sẽ tạo hương thơm cho ly cà phê.

Mùi vị cà phê thật thơm nhẹ, không nồng.

Cà phê bẩn gây hại cho sức khỏe

Nguy cơ gây ung thư cao

Tác hại khôn lường từ việc sử dụng cà phê bẩn

– Cà phê bẩn được chế biến từ bắp, đậu nành rang khét. Chất béo trong thực phẩm này khi bị chế biến ở nhiệt độ cao, tạo ra aquynlamits, amin đa vòng, hidro đa vòng thơm và nitroxamin – những chất độc gây ung thư.

– Đường cyclamate là một trong những chất bị cấm do độc hại và có khả năng gây ung thư cao cho người sử dụng.

Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

Sử dụng cà phê nhiều đã đem lại tác hại cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Vậy thì cà phê bẩn sẽ còn nguy hiểm như thế nào?

– Thuốc sốt rét dùng để tạo vị đắng cho cà phê bẩn khi dùng có ảnh hưởng rất xấu đến người sử dụng. Đặc biệt với phụ nữ mang thai.

– Các chất độc hại này làm tăng nguy cơ mắc bệnh của mẹ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

Và những căn bệnh không tên tiềm ẩn

– Các hợp chất sử dụng để tạo bọt cho ly cà phê đều tiềm ẩn khả năng gây kích ứng cho cơ thể, tổn thương niêm mạc. Do bản thân chúng đều là các chất tẩy rửa.

– Cà phê bẩn còn có khả năng gây các bệnh khác như tim, thận do thuốc trị sốt rét trong cà phê này gây ra.

– Ngoài ra, còn hàng loạt căn bệnh không tên khác do các hợp chất không nhãn mác, hợp chất công nghiệp được sử dụng trong cà phê bẩn gây ra. Do bản thân các chất này đều chứa các thành phần cấm, độc hại với sức khỏe, không dùng để chế biến thực phẩm cho con người.

Theo Bách hóa xanh

Share