Kiến thức về cà phê

Các loại cà phê ở Việt Nam

Share

Daklak, Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum, Khe Sanh… là những địa  phương trồng cà phê chủ yếu ở nước ta. Ở mỗi vùng có điều kiện tự nhiên đặc trưng riêng nên sẽ có thế mạnh về một loại cà phê: Daklak thì mạnh về  Robusta, Lâm Đồng thì mạnh về Arabica.

Công đoạn cuối cùng là Chế biến cà phê nhân thành cà phê bột hay cà phê hoà tan. Theo kinh nghiệm và tay nghề của người sản xuất, bạn sẽ có 01 gói cà phê rất thơm, nhưng nếu muốn có ly cà phê ngon, bạn lại cần biết cách pha chế.

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại cà phê chính: Arabica và Robusta

1.       Robusta

Cà phê Robuste (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm: Uganda, Brasil, Ấn Độ.

robusta-coffee1

Ở Việt Nam, Các tỉnh Dakak, Gia Lai, Kom Tum là những vùng chuyên canh cà phê Robusta. Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê Arabica, do vậy mà được đánh giá thấp hơn.

Cây cà phê Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê Arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%.

Giống như cà phê Arabica, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.

2. Arabica

Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor. Loại cà phê này được trồng chủ yếu ở vùng Cầu Đất (Đà Lạt) – là nơi trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam.

cafe_arabica1

a) Moka:  Mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ. Moka là một loài cà phê thuộc chi Arabica, được người Pháp di thực từ những năm 30 của thế kỷ trước, trồng ở Đà Lạt – Lâm Đồng. Trong các họ, giống cà phê này khó trồng nhất, đòi hỏi công chăm sóc rất kỹ. Cây cà phê Moka chỉ sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1500m nên rất ít nơi trồng được. Hằng năm nước ta xuất khẩu trên một triệu tấn cà phê hâu như phần lớn là cà phê Robusta trồng ở Daklak là một số tỉnh khác. Cho nên, ở Việt Nam Moka là cà phê quý hiếm, luôn có giá cao hơn các loại cà phê khác.

Robusta-and-Arabica-bean

 b) Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta. Đây là một giống lai giữa Hybrid deoxyribonucleic axit Timor với giống Caturra cho sản phẩm có tên gọi là Catomor.

Catimor là giống cà phê thuộc dạng thấp cây, cành đốt ngắn, có khả năng trồng dày. Tính ưu việt nổi bật của giống này là kháng bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix), một loại bệnh làm rụng lá cà phê dẫn tới năng suất thấp và bấp bênh. Các giống thương phẩm cũ như: Typica, Bourbon, Caturra, Mundo Novo nếu không được phun thuốc hoá học phòng trừ thì bệnh này gây tác hại rất nghiêm trọng ở những nơi đã trồng cà phê ở Việt Nam và trên thế giới.

Ngoài tính kháng bệnh của giống Catimor, nó còn có một đặc tính quý khác là do có bộ tán che kín thân vì vậy đã hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và loại sâu này có tập tính không thích đẻ trứng vào nơi thiếu ánh sáng.

Share