Mở quán cà phê

Mở quán cà phê – trào lưu “hái ra tiền” thế kỷ 21

Share

 Cà phê ngày nay không đơn thuần là một loại thức uống mà được coi là văn hóa – thứ văn hóa pha trộn giữa câu chuyện thẩm vị và thẩm “vibe” của người thưởng thức. Cầu nhiều, cung tăng, mở quán cà phê trở thành trào lưu “hái ra tiền” của thế kỷ 21.

1. Mở quán cà phê – trào lưu “hái ra tiền” thế kỷ 21

Nhiều năm trở lại đây, cà phê Việt Nam có lẽ là thức uống nhận sự ưu ái đặc biệt của giới truyền thông lẫn trong và ngoài nước bởi hương vị độc bản cũng như cách pha chế “có 1 không 2”. Ấy thế nhưng không phải người Việt nào cũng hiểu rõ câu chuyện cà phê Việt.

Kinh doanh quán cà phê đang là trào lưu được đông đảo nhà kinh doanh chú ý tới.

Cây cà phê xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1857 bởi những Nhà truyền giáo Phương Tây và được trồng phổ biến tại Tây Nguyên, Lâm Đồng sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1884. Chiếc phin cà phê được phát minh bởi một người Mỹ năm 1806, hoàn thiện năm 1812, được giới thiệu tại hội chợ thương mại về cà phê tại New York năm 1921 và sau đó được người Pháp mang đến Việt Nam.

Năm 1864, Sài Gòn đã có các quán cà phê đầu tiên như Lyonnais (trên đường La Grandiere, nay là đường Lý Tự Trọng) và Café De Paris (trên đường Catinat, nay là đường Đồng Khởi). Về sau, Hà Nội cũng có cho mình Đinh, Lâm, Giảng, Nhĩ, Hùng với cà phê tự rang, xay. Chính những quán cà phê gạo cội ấy đã tạo cảm hứng cho các hàng, quán cà phê mọc lên sau này.

Cùng với bước đi thời đại, cà phê ngày nay không đơn thuần là một dạng thức uống đặc thù, khác biệt mà được coi là văn hóa – thứ văn hóa pha trộn giữa câu chuyện thẩm vị và thẩm “vibe” – kết hợp đa giác quan của người thưởng thức. Cầu nhiều, cung tăng. Mở quán cà phê trở thành trào lưu “hái ra tiền” của thế kỷ 21.

2. Mô hình cà phê “quen” mà “lạ”

Nhắc đến “đi cà phê” ở Việt Nam, ta có thể phân loại một số mô hình nổi bật:

Cà phê vỉa hè (hay còn gọi là cà phê bệt): Các quán thường khá nhỏ với bàn và ghế thấp; giá rẻ cùng chất lượng tương đối. Nhưng với các chú, bác trung niên thì ngồi bàn thế sự, cắn hạt hướng dương không ở đâu thú bằng những quán này.

Cà phê take-away: Take-away thường phục vụ nhóm người công sở, hay di chuyển. Hình thức này ngày càng được ưa chuộng vì tính tiện lợi và giá thành hợp lý của nó. Tuy nhiên, hạn chế về chất lượng là đồ uống khó được đảm bảo.

Cà phê tạo thương hiệu: Với mô hình này, các quán sẽ được đầu tư chỉn chu từ cơ sở hạ tầng, thiết kế nội thất cho đến chất lượng đồ uống, đặc biệt là câu chuyện làm nên thương hiệu. Mô hình này thường được mở rộng thành nhiều chi nhánh và cho phép nhượng quyền, có thể kể đến một vài thương hiệu tiêu biểu như: Phúc Long Coffee & Tea, Foglian Coffee, Highlands Coffee,…

Theo Dân Trí

Share