Chế biến cà phêVăn hóa

Xưởng cà phê 64 năm rang bằng củi

Share

Xưởng của ông Tan Loon Chuan là một trong những nơi hiếm rang cà phê bằng phương pháp thủ công, đun lò củi còn hoạt động tại Malaysia.

Bước vào nhà xưởng cũ kỹ, gần thị trấn Klang, Selangor, người ta lập tức ngửi thấy mùi khói gỗ lẫn mùi thơm của cà phê ngào ngạt. Đây là một trong những xưởng hiếm hoi rang cà phê bằng phương pháp truyền thống của Malaysia – sử dụng củi, lửa và hoàn toàn thủ công.

Bước vào nhà xưởng cũ kỹ, gần thị trấn Klang, Selangor, người ta lập tức ngửi thấy mùi khói gỗ lẫn mùi thơm của cà phê ngào ngạt. Đây là một trong những xưởng hiếm hoi rang cà phê bằng phương pháp truyền thống của Malaysia: Sử dụng củi, lửa và hoàn toàn thủ công.

Tan Loon Chuan (65 tuổi), chủ xưởng, cho biết xưởng bắt đầu rang hạt cà phê thủ công từ năm 1959 tới nay, theo cách của bố ông.


‘Lúc mới học rang thực sự khó khăn. Nhưng dần dần, chúng tôi đã quen việc’, Tan nói. Mỗi ngày, việc đầu tiên ông làm là cân hạt cà phê, sau đó trộn các loại hạt cà phê thành hỗn hợp ‘hai trong một’, ‘ba trong một’.

Điều đặc biệt là ông không dùng bất kỳ công thức đo lường nào, thay vào đó sử dụng 40 năm kinh nghiệm rang cà phê để pha trộn, tạo nên hương vị riêng.


Dù có con trai giúp đỡ, ông vẫn tự mình làm tất cả khâu, từ công đoạn kiểm tra lửa xem có cần châm củi đốt không, đến việc thỉnh thoảng quan sát hạt cà phê đã được rang đến độ hoàn hảo chưa. Tới khi hài lòng, ông mới tắt lò.


Để tăng hương vị cho hạt cà phê, Tan thêm bơ hoặc bơ thực vật vào trong lúc rang. Ông cho biết nhiều quán cà phê ở Kuala Lumpur đặt hàng cà phê từ xưởng của ông. Nhiều người đã nói với ông rằng họ thích cà phê rang trên lửa củi hơn rang bằng bếp gas hiện đại, dù giá thành có thể cao hơn.


‘Công việc này thật sự rất khó’, ông nói. Dù cao tuổi, Tan vẫn muốn duy trì rang cà phê truyền thống tới khi còn có thể. Ông kể mỗi ngày bắt đầu làm việc từ 8h, tới khoảng 14h-15h mới xong. Tuy nhiên, có hôm quá mệt vì sức nóng của lò và trời nắng, ông phải dừng công việc từ 13h.

Share