Mở quán cà phê

12 bí quyết giúp bạn khởi nghiệp quán cà phê thành công (P.2)

Share

12 bí quyết giúp bạn khởi nghiệp quán cafe thành công không phải là một danh sách quá dài khiến bạn kiệt sức mà chúng có thể cho bạn một số ý tưởng đáng để suy ngẫm giúp xây dựng một quán cà phê thành công cho những người mới bắt đầu.

>> PHẦN 1

7. Chiến lược thâm nhập thị trường

Trong một thị trường cạnh tranh như kinh doanh cà phê, khách hàng là yếu tố sống còn nếu bạn muốn tồn tại được. Vì vậy bạn cần có nhận thức sâu sắc về cách thu hút khách hàng đến với bạn ngay từ khi bắt đầu, lên kế hoạch biến họ thành những Khách hàng trung thành và giới thiệu bạn với bạn bè của họ. (Chủ đề này sẽ được giới thiệu đến các bạn trong một bài viết khác)

8. Phương thức thu ngân hiệu quả

Nhờ thành công của MacDonald trên toàn cầu, dịch vụ thu ngân được cải thiện và trở nên  hiệu quả, năng suất và được khách hàng đón nhận. Hãy bố trí cho khách hàng gọi món và thanh toán luôn tại quầy, hoặc phát số theo thứ tự gọi đồ và nhắc thanh toán khi đồ ăn đã sẵn sàng.

Một phương án thu ngân hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu những phiền toái hay nhầm lẫn trong thanh toán. Ngày nay, với hỗ trợ đắc lực của công nghệ, các phương thức thanh toán trong quán thậm chí còn đơn giản và hiệu quả hơn nữa khi được thực hiện tự động và tại chỗ giúp giải quyết tốt yêu cầu của khách những lúc cao điểm như ca sáng, ca trưa mà lại giảm bớt rất nhiều căng thẳng cho nhân viên, đồng thời đảm bảo tính chuyên nghiệp trong cách phục vụ của quán bạn.

9. Chuẩn bị tốt luôn hữu ích

Đừng bao giờ cho rằng khách hàng hiểu họ muốn gì vì thực tế là họ không biết. Khách hàng thường có thói quen xem bạn như các chuyên gia ẩm thực và sẽ cho họ những lời khuyên sáng suốt xem nên ăn món này với cái gì hay uống vị này có hợp với cái bánh kia không? Vì thế hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn và để khách hàng lựa chọn cà phê bới bạn không phải nhà hàng ăn chuyên nghiệp nên phục vụ đồ ăn theo yêu cầu sẽ góp phần làm chi phí tăng cao, mất nhiều thời gian quý báu và ảnh hưởng đến tốc độ của các công việc khác. Thay vì tập trung vào việc thu tiền của khách hàng nhanh nhất có thể thì bạn lại mất thời gian làm đồ ăn theo ý khách hàng!

10. Hiểu rõ nhu cầu mà bạn đang đáp ứng

Nhiều doanh nhân, trong đó có các chủ quán cà phê thường định hướng sai lệch dịch vụ của mình vì không hiểu rõ nhu cầu mà họ đang cố gắng thỏa mãn là gì. Ngoài các nhu cầu sinh học cơ bản như ăn và uống, khách hàng thường xuyên đến quán cà phê vì những nhu cầu mang tính “thời đại” hơn như giải tỏa căng thẳng, duy trì và phát triển quan hệ, tìm cảm hứng mới, thậm chí làm việc hay ký hợp đồng v.v… Hiểu rõ những nhu cầu mà bạn đang phục vụ sẽ giúp bạn xây dựng dịch vụ tốt hơn, đưa ra các quyết định phù hợp để giữ khách hàng quay lại và duy trì được thành công cho quán cà phê của bạn.

11. Nhắm vào khách hàng mua đồ mang đi (takeaway)

Các quán cà phê thành công nhất về mặt tài chính của Peter đều có một số ít ghế đẩu ở quầy bar và ghế dài để tạo cảm giác tự nhiên và đáng yêu cho quán cà phê, nhưng ông tập trung vào mảng takeaway nhiều hơn.

Bởi các khách hàng này trả bằng giá với khách tại quán mà không làm tăng thêm bất cứ chi phí chỗ ngồi nào (chi phí chỗ ngồi là các dịch vụ wifi miễn phí, dịch vụ bàn, giải trí trong nhà…). Trong khi khách hàng tại quán chỉ mới nhấm nháp xong tách cà phê đầu tiên vì bận trò chuyện với bạn bè trên facebook bằng tiền wifi miễn phí của bạn thì bạn đã phục vụ được 10 khách takeaway.

12. Phục vụ trực tiếp

Không như các loại hình kinh doanh hàng hóa/giao dịch khác có thể thành công mà không cần sự có mặt của chủ sở hữu, kinh doanh cà phê hay nhà hàng là loại hình dịch vụ cần sự quan tâm, chú ý và tham gia của chủ quán. Việc chủ quán trực tiếp nhận order hay pha cà phê hoặc thường lui tới để chủ động chăm nom quán sẽ đáp ứng mong đợi khách hàng và động viên nhân viên nhiều hơn.

Nguồn: Forbes, Ecopos

Share